Sơ kết công tác giới thiệu đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú, giai đoạn 2018 – 2022

BÁO CÁO

Sơ kết công tác giới thiệu đoàn viên tham gia

hoạt động Đoàn nơi cư trú, giai đoạn 2018 – 2022

 Căn cứ Hướng dẫn số 15-HD/TWĐTN-BTC ngày 08 tháng 08 năm 2018 của BCH trung ương Đoàn về việc hướng dẫn Đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú giai đoạn 2018-2022.

Căn cứ công văn số 1760-CV/TĐTN-TCKT ngày 18 tháng 05 năm 2021 của Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Cần Thơ về việc thực hiện sơ kết công tác giới thiệu đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú giai đoạn 2018-2022.

Ban chấp hành Đoàn trường Cao đẳng Nghề báo cáo công tác giới thiệu đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú, giai đoạn 2018 – 2022 cụ thể như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

– Đoàn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ là một trong 23 đơn vị trược thuộc Thành Đoàn Cần Thơ. Đoàn trường có tổng cộng 06 Đoàn cơ sở là: Đoàn Khoa CNTT-KTDN, Đoàn Khoa Điện, Đoàn Khoa Động lực, Đoàn Khoa Cơ khí – Xây dựng, Đoàn Khoa Điện tử, Đoàn TBM Điện lạnh.

– Đoàn trường trong năm học 2020-2021 hiện có 1635 đoàn viên (150 đoàn viên mới kết nạp ngày 26/03/2021), trong đó 11 Đoàn viên là giáo viên (giảng viên), có 03 đoàn viên là viên chức, có 1604 Đoàn viên là HSSV.

  1. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI

2.1. Công tác chỉ đạo của Ban Thường vụ Đoàn cấp huyện và tương đương

– Căn cứ Hướng dẫn số 15-HD/TWĐTN-BTC ngày 08 tháng 08 năm 2018 của BCH trung ương Đoàn về việc hướng dẫn Đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú giai đoạn 2018-2022; Hướng dẫn số 13-HD/TĐTN-TCKT ngày 30 tháng 08 năm 2018 của Ban thường vụ Thành Đoàn Cần Thơ về việc hướng dẫn Đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú, giai đoạn 2018-2022; Ban thường vụ Đoàn trường đã Ban hành Hướng dẫn số 7-HD/ĐTN ngày 14 tháng 09 năm 2018 về việc hướng dẫn Đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú, giai đoạn 2018-2022.

2.2. Kết quả triển khai thực hiện quyền của đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú

– Căn cứ các hướng dẫn; Đoàn trường hàng năm thực hiện thông báo đến các Đoàn cơ sở thực hiện triển khai cho Đoàn viên thanh niên thực hiện sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú cụ thể:

– Đối với Đoàn viên là HSSV thực hiện sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú vào thời gian nghỉ giữa hai năm học (kỳ nghỉ hè) theo phiếu giới thiệu của Đoàn Khoa/TBM trường. ĐVTN tùy vào điều kiện của bản thân (ở lại TP. Cần Thơ hoặc di chuyển về quê) thực hiện đăng ký tham gia sinh hoạt Đoàn tại địa phương. Sau đó báo cáo tình hình sinh hoạt tại địa phương về Chi đoàn, Chi đoàn lớp thực hiện tổng kết và lập danh sách báo cáo về Đoàn Khoa/TBM. Đoàn khoa thực hiện tổng hợp báo cáo lại Đoàn trường. Ngoài hình thức sinh hoạt vào thời gian nghỉ giữa 2 năm học; Đoàn viên có thể thực hiện đăng ký sinh hoạt Đoàn theo yêu cầu vào đầu mỗi tháng. Đoàn Khoa/TBM thực hiện xác nhận, giới thiệu Đoàn viên đăng ký sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú theo yêu cầu của Đoàn viên. Nội dung giới thiệu sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú theo hướng dẫn số 13-HD/TĐTN-TCKT ngày của Ban thường vụ Thành Đoàn Cần Thơ về việc hướng dẫn Đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú, giai đoạn 2018-2022 như: văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động rèn luyện kỹ năng, học tập nghị quyết, kết luận, học tập làm theo lời Bác, các phong trào tình nguyện tại chỗ….

– Đối với Đoàn viên là cán bộ, giảng viên, chuyên viên đang sinh hoạt tại Đoàn cơ sở nào thì sẽ thực hiện đăng ký tham gia sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú cho đơn vị đó. Thời gian đăng ký tháng 07 hàng năm, thực hiện sinh hoạt các tháng còn lại trong năm. Quy trình thực hiện đăng ký, sinh hoạt tương tự như đối với Đoàn viên, chỉ khác là Đoàn Khoa/TBM thực hiện quản lý trực tiếp việc đăng ký, sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú của Đoàn viên giảng viên đó.

– Ngoài ra Đoàn trường còn chủ động gắng kết với Đoàn các Phường như Bùi Hữu Nghĩa, An Thới, Bình Thủy, Thới An Đông, Trà An…trên địa bàn Quận Bình Thủy trong việc chủ động nắm bắt các hoạt động, các buổi sinh hoạt, các phong trào, các hoạt động tình nguyện để giới thiệu về các Đoàn Khoa/TBM, để thông tin, thông báo đến ĐVTN khuyến khích Đoàn viên thực hiện đăng ký sinh hoạt theo chủ đề, theo quý hoặc theo tháng.

– Việc tổ chức như trên theo đánh giá của Đoàn trường là phù hợp với các quy trình, hướng dẫn của các hướng dẫn Đoàn cấp trên tạo thuận lợi cho Đoàn viên đăng ký tham gia sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú, tạo thuận lợi cho việc quản lý, cập nhật số liệu của Đoàn cơ sở. Ngoài ra Đoàn trường còn khuyến khích các đơn vị Đoàn cơ sở thực hiện ứng dụng CNTT vào triển khai đánh giá việc sinh hoạt Đoàn nơi cư trú của Đoàn viên.

2.2.1. Kết quả giới thiệu đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú

– Số lượng đoàn viên trường lựa chọn phương thức tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú, cụ thể:

+ Số lượng đoàn viên được giới thiệu về nơi cư trú tham gia sinh hoạt định kỳ hằng tháng với Chi đoàn ấp, khu vực giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 04 năm 2021 là 573 lượt Đoàn viên/ tổng số 412 Đoàn viên thực hiện.

+ Số lượt đoàn viên tham gia sinh hoạt theo nhóm hoạt động tại nơi cư trú giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 04 năm 2021; cụ thể:

* Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, có 30 lượt đoàn viên;

* Hoạt động tình nguyện tham gia phát triển kinh tế – xã hội, có 75 lượt đoàn viên;

* Hoạt động vận động xã hội hóa, đảm bảo an sinh xã hội, có 20 lượt đoàn viên;

* Hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, có 22 lượt đoàn viên;

* Hoạt động bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp và chính đáng của thanh thiếu nhi, có 7 lượt đoàn viên;

* Hoạt động chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, có 15 lượt đoàn viên;

* Hoạt động góp ý các chủ trương, chính sách của địa phương về thanh thiếu nhi, có 24 lượt đoàn viên;

* Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, có 15 lượt đoàn viên.

* Các hoạt động tình nguyện khác, có 275 lượt đoàn viên.

2.2.2. Kết quả thực hiện quy trình, thủ tục giới thiệu

– Tất cả 06/06 đơn vị Đoàn trực thuộc Đoàn trường đều thực hiện triển khai sinh hoạt đoàn nơi cư trú cho Đoàn viên cấp mình quản lý.

2.3. Đánh giá kết quả phối hợp giữa đơn vị giới thiệu và đơn vị tiếp nhận đoàn viên tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú

– Việc thực hiện giới thiệu sinh hoạt đoàn nơi cư trú, nhất là các địa bàn tại Thành phố Cần Thơ được thực hiện chặc chẽ giữa các Đoàn Khoa/TBM và các Đoàn phường. Các nội dung sinh hoạt được các cấp Đoàn phường gợi ý đều phù hợp với đoàn viên, có những hoạt động hay, ý nghĩa như hội diễn văn nghệ, hội thi tiểu phẩm, các buổi tuyên truyền về HIV/AIDS, ma túy… được nhiều ĐVTN nhiệt tình tham gia, tạo không khí vui tươi, gắn kết giữa các Đoàn viên với Đoàn phường và Đoàn trường.

– Sau mỗi hoạt động Đoàn nơi tiếp nhận sinh hoạt của đoàn viên cũng thực hiện việc đánh giá theo yêu cầu của Đoàn viên hoặc yêu cầu của Đoàn trường, Đoàn Khoa/TBM. Việc đánh giá khách quan, trung thực; qua thời gian triển khai 100% Đoàn viên tham gia sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú đều được đánh giá Đạt. Hình thức đánh giá cũng đa dạng như thông qua hình thức khen thưởng, cấp giấy chứng nhận, gửi danh sách đánh giá có xác nhận về Đoàn trường hoặc Đoàn Khoa/TBM.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

3.1. Đánh giá chung về kết quả đạt được

Đoàn trường đã triển khai công tác giới thiệu Đoàn viên sinh hoạt nơi cư trú bằng nhiều hình thức, bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định về tính cấp thiết giải quyết một số công việc, hoạt động có ích cho địa phương, nhất là các phường khu vực gần trường nơi có đông đảo HSSV trường tham gia cư trú.

Việc triển khai hoạt động này còn góp phần giúp cho các cơ sở đoàn trên địa bàn dân cư tăng cường được lực lượng Đoàn viên tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn tại địa phương. Mặt khác còn tăng cường được sự gắng kết với địa phương, với tổ chức đoàn cơ sở tại địa phương.

3.2. Tồn tại, hạn chế

Việc triển khai đạt được một số thành công nhất định tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn, hạn chế như:

Công tác chỉ đạo ở một số Đoàn cơ sở, chi đoàn vẫn chưa quyết liệt, việc tổ chức đăng ký, bàn giao lực lượng còn thiếu đồng bộ, đôi khi mang tính hình thức đối phó. Các đoàn cơ sở chưa có nhiều giải pháp tích cực trong việc tuyên truyền, triển khai, thiếu tích cực trong việc theo dõi, kiểm tra, tổng hợp kết quả sinh hoạt của đoàn viên.

Công tác đánh giá đôi lúc còn nể nang, không sát với thực tế.

Một số Đoàn viên chưa nhận thức rõ, không thực hiện đăng ký, hoặc đăng ký nhưng không tham gia sinh hoạt do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan như: không sắp xếp được thời gian, do bận làm thêm, chưa có cơ chế ràng buộc, chưa nhận thức rõ vai trò của Đoàn viên đối với các hoạt động của địa phương, xã hội. Thời gian học tập của Đoàn viên đôi lúc chưa phù hợp với việc tham gia các hoạt động tại địa phương, cơ sở.

3.3. Bài học kinh nghiệm

Thực hiện công tác tuyên truyền, định hướng, làm rõ tầm quan trọng, lợi ích của việc sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú.

Xây dựng công cụ triển khai, đánh giá, quản lý Đoàn viên sinh hoạt nơi cư trú.

Ứng dụng công nghệ thông tin, trong việc tuyên truyền, triển khai, đánh giá.

Gắng kết với Đoàn tại địa phương trong việc tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt hấp dẫn, đpá ứng được yêu cầu của địa phương, xã hội và nhu cầu của Đoàn viên.

  1. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Xây dựng hệ thống triển khai, đánh giá đồng bộ trong toàn Đoàn bộ thành phố, xây dựng các cổng thông tin về các hoạt động Đoàn tại các địa phương để Đoàn viên được biết, đăng ký tham gia.

Có công cụ đánh giá, có cơ chế ràng buộc trong việc tham gia hoạt động đoàn tại nơi cư trú.

Trên đây là báo cáo công tác giới thiệu đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn nơi cư trú, giai đoạn 2018 – 2022 của ban chấp hành Đoàn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.