KHÁI QUÁT NỘI DUNG CỦA LUẬT THANH NIÊN NĂM 2020

Luật Thanh niên năm 2020 đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2020. Theo đó, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Luật Thanh niên năm 2020 (viết tắt là Luật TN năm 2020), quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên.
   Luật Thanh niên năm 2020 đã  được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2020. Theo đó, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Luật Thanh niên năm 2020 (viết tắt là Luật TN năm 2020), quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên.
Thanh niên với tư cách là một công dân có các quyền và nghĩa vụ như một công dân. Luật TN năm 2020 quy định về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên, các nguyên tắc nhằm bảo đảm sự bình đẳng của thanh niên về quyền, nghĩa vụ; không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp; trách nhiệm của nhà nước, tổ chức gia đình trong việc tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; bảo đảm sự tham gia của thanh niên, tôn trọng thanh niên, lắng nghe thanh niên trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật đối với thanh niên với mục tiêu phát triển thanh niên; hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…
   Trách nhiệm và quyền của Thanh niên
Đối với Tổ quốc, thanh niên có trách nhiệm phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu; Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
   Trách nhiệm của Thanh niên đối với Nhà nước và xã hội
Đối với Nhà nước và xã hội, thanh niên có trách nhiệm gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân;Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia; Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội;Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật; Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội; Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Bên cạnh đó, nhà nước luôn có các chính sách nhằm khuyết khích Thanh niên như: về học tập và nghiên cứu khoa học, lao động việc làm, chính sách khởi nghiệp, về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, đối với Thanh niên xung phong…
   Trách nhiệm của Thanh niên đối với bản thân và gia đình
Đối với bản thân, thanh niên có trách nhiệm rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội; Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn; Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động; Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống…
Bên cạnh bản thân thì gia đình luôn là điểm tựa của thanh niên, muốn vậy thanh niên phải có trách nhiệm chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình; Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
   Trách nhiệm của tổ chức thanh niên đối với thanh niên
Kế thừa Luật Thanh niên năm 2005, Luật Thanh niên năm 2020 đã quy định về tổ chức thanh niên, trong đó quy định vị trí, vai trò của tổ chức thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam; Đồng thời quy định trách nhiệm của tổ chức thanh niên đối với thanh niên, đặc biệt có quy định chính sách của Nhà nước đối với tổ chức thanh niên để tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tổ chức thanh niên hoạt động, qua đó khẳng định vị thế và nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức
thanh niên đối với thanh niên.
   Trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên
Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên có vị trí, vai trò và sự tác động, ảnh hưởng rất lớn đến thanh niên. Luật TN năm 2020 đã quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc; trách nhiệm của tổ chức xã hội; trách nhiệm của tổ chức kinh tế; trách nhiệm của cơ sở giáo dục; trách nhiệm của gia đình đối với thanh niên. Luật TN năm 2020 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ sở giáo dục của gia đình trong việc chăm lo, bảo đảm cho thanh niên được học  tập, phát triển tài năng; được giáo dục rèn luyện nhân cách, đạo đức, chăm sóc rèn luyện sức khỏe, định hướng nghề nghiệp, lao động việc làm.
   Luật Thanh niên năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.

Tuấn Anh (Phòng Tư pháp TP Huế)